Tether (USDT) là gì? Tổng quan thông tin về dự án Tether và đồng USDT
Thời điểm ban đầu của thị trường Crypto thì mọi thứ được giao dịch bằng BTC, tuy nhiên thì giá trị biến động của BTC làm cho mọi thứ rất khó tính toán, đồng USDT được ra nhằm giải quyết vấn đề đó.
I/ Tether là gì?
Tether được xây dựng từ tháng 7/2014, là nền tảng cho phép các loại tiền tệ pháp định (Fiat) được sử dụng trên Blockchain, thông qua việc phát hành các Tether token.
Tether Token (ký hiệu: ₮) là loại tiền điện tử có giá trị được đảm bảo 100% bằng các loại tiền tệ Fiat (tiền pháp định) theo tỷ lệ 1:1 do công ty Tether Operation Limited phát hành. Một Tether Token (₮) có giá trị bằng 1 đơn vị tiền tệ đảm bảo cho nó.
Ở thời điểm hiện tại, Tether đã phát hành ba đồng token được bảo chứng 100% bằng ba loại tiền tệ Fiat khác nhau là USD, EURO và CNH (Offshore Chinese Yuan). Với mã token lần lượt là USD₮, ERU₮ và CNH₮.
II/ USDT là gì?
USDT (hay Tether coin) là đồng tiền điện tử có giá trị được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1 do Tether Operation Limited phát hành vào năm 2014.
Tỷ lệ 1:1 có nghĩa là mỗi một USDT sẽ có giá trị tương ứng với 1 USD (đô la Mỹ), điều này giúp tăng tính thanh khoản và giảm thiểu tầm ảnh hưởng của sự biến động giá đến USDT trong thị trường Crypto.
Đồng USDT ban đầu được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain của Bitcoin thông qua lớp giao thức Omni, đây là nền tảng giúp người dùng có thể chuyển đổi, lưu trữ, tạo ví và mua bán trao đổi USDT.
Hiện nay USDT được dùng để làm đồng tiền trong các cặp giao dịch trên các sàn giao dịch. Ngoài ra thì nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng của thị trường thì USDT được xem là một tài sản trú ẩn an toàn. Mặc dù trong suốt lịch sử hình thành và phát triển thì đồng tiền này đã nhiều lần bị mất Peg.
III/ Cách Tether hoạt động
Cách hoạt động của Tether khá đơn giản, chỉ gồm các bước như sau:
Bước 1: Người dùng gửi tiền Fiat (USD) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
Bước 2: Tether sẽ tạo và ghi có vào tài khoản của người dùng 1 lượng Tether token (USDT) bằng với số tiền mà người dùng đã gửi.
Bước 3: Người dùng có thể tự do thực hiện giao dịch các Tether token: trực tiếp mua bán, trao đổi trên các sàn giao dịch,…
Bước 4: Khi không còn nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi Tether token thành tiền Fiat thông qua nền tảng Tether.
Bước 5: Tether sẽ tiêu huỷ số Tether token đó và gửi tiền Fiat cho người dùng.
IV/ Một số thông tin thêm về USDT
Hiện tại phần lớn USDT được lưu hành trên hai mạng lưới Blockchain là Ethereum và Tron.
Bên cạnh đó là các hệ sinh thái khác như BSC, Solana, Avalanche, Arbitrum,… và nhiều chain khác.
V/ Vấn đề mất Peg và tài sản bảo chứng của Tether
Trong quá trình phát triển của mình từ 2014 đến hiện tại thì khá nhiều lần đồng tiền này xảy ra hiện tượng mất peg, tuy nhiên sau đó đã khôi phục lại mức 1 USD.
Tranh cãi lớn nhất về Tether cũng như USDT đó là ở việc Stablecoin này không thực sự được backed bởi USD. Và nếu điều này là sự thật thì rất nguy hiểm cho thị trường Crypto, khi đó thị trường Crypto sẽ chịu tổn thất nặng nề khi không thực sự có giá trị nào backed đằng sau sự tăng giá.
Sau khi New York District Attorney's office quyết định đình chỉ hoạt động Tether và yêu cầu một khoản nộp phạt là 18.5 triệu USD vì có những hoạt động trái pháp luật. Thì Tether đã đưa ra bản Reserve Breakdown của họ.
Bản Reserve Breakdown chỉ ra hiện tại có những gì backed sau USDT và các Tether token khác. Như anh em thấy, thì có:
75.85% Tether token được backed bởi tiền và các tài sản tương đương tiền cũng như các giấy tờ thương mại.
Khoảng 24.15% còn lại là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo và các khoản đầu tư khác.
Đáng lưu ý ở đây là chỉ có 2.9% là tiền mặt ở trong Treasury của Tether.
Và còn một điểm cần lưu ý bản Reserve Breakdown được Tether đưa ra chỉ vỏn vẹn 1 trang giấy và không có đơn vị kiểm toán nào kiểm duyệt.
Các rủi ro bên trong đồng USDT
Nếu thông tin Tether đưa ra bên trên là đúng thì vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro đối với lượng USDT được lưu hành ở ngoài kia.
Có khoảng 24.15% là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo. Giả sử các tài sản này được đảm bảo có chất lượng tín dụng cao (rủi ro thấp), thì vẫn còn tới hơn 75% trong Fund của Tether là các tài sản rất khó để đánh giá giá trị.
Trong khoảng 75.85% tài sản trên thì có tới 24.2% là Fiduciary Deposits và 65.39% là Commercial Paper (có thể hiểu đơn giản là công ty nào nợ Tether thì giữ những giấy tờ này).
Chúng ta không biết các công ty này là ai? Điểm tín dụng như thế nào? Cũng như không biết liệu thực sự có tồn tại các công ty này không? Do đó vẫn còn rất nhiều rủi ro về Tether cũng như USDT.
Điều đó sẽ dẫn đến có nhiều FUD về USDT sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai, tuy nhiên rủi ro này hiện tại đã được giảm bớt khi hiện tại USDT không còn giữ vị trí độc tôn trên thị trường Crypto.
VI/ Tổng kết
Đến hiện tại thì vấn đề về số tài sản dự trữ của Tether thật sự có đủ hay không vẫn chưa được làm rõ, vẫn tiềm ẩn nguy cơ về việc đồng tiền này có thể sụp đổ.
Tuy nhiên sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, trải qua muôn vàn sóng gió thì ít nhiều Tether đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường và được đông đảo người dùng tin tưởng. Đa số các cặp giao dịch hiện tại đều dùng USDT làm đồng tiền ổn định.
Bên cạnh đó thì hiện tại cũng có một số đồng Stablecoin khác như USDC, DAI. Mang đến cho chúng ta sự lựa chọn nhằm phân tán rủi ro.